Thời gian và quy trình đi du học Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Bạn dự định đi du học Nhật Bản? Bạn đã biết Quy trình thủ tục hồ sơ và chi phí như thế nào chưa? Cần mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất tất cả quy trình du học Nhật Bản ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, hàng năm các học viện Nhật ngữ sẽ có 4 đợt nhập học: Tháng 1, 4, 7, 10 Tất cả các kỳ nhập học đều kết thúc vào tháng 3 hàng năm. Trong tháng 04, các du học sinh sẽ đăng ký học tiếp lên Cao đẳng, Đại học hoặc trường dạy nghề sau khi có kết quả từ các học viện Nhật ngữ.


Kỳ Nhập Học và thời gian học của mỗi kỳ:


Kỳ nhập học và thời gian học mỗi kỳ (Ảnh minh họa)

Theo quy trình đi du học Nhật Bản trước và sau khi sang Nhật Bản học bạn phải trải qua 3 giai đoạn.


Giai đoạn 1 : Học tiếng Nhật, chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam (Từ 6 tháng đến 8 tháng ) 

Giai đoạn 2 : Bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học…v.v…Thời gian từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm.

Giai đoạn 3 : Bạn theo học các bậc học Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), Cao học (2-3 năm)…v.v…Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.

Quy trình du học Nhật Bản tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Quy trình đi du học Nhật Bản (Ảnh minh họa)
Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, giấy tờ cần thiết sẽ là 1 giấy chứng nhận học tiếng Nhật và 1 chứng chỉ tiếng Nhật ( Phải vượt qua kỳ thi tiếng Nhật mới được cấp chứng chỉ ). Cấp độ năng lực trong tiếng Nhật hiện nay được chia làm 5 cấp chuẩn gọi là N1, N2, N3, N4, N5. Trong đó thì N5 là cấp độ thấp nhất, cấp độ dành cho người mới bắt đầu học. 

Thông thường nếu bạn học cấp tốc ( Tuần học 5 buổi, mỗi buổi học 4 tiếng ) thì trong khoảng 3 tháng ( Học qua 25 bài giáo trình Minna No Nihongo thì bạn hoàn toàn có thể đi đỗ được cấp độ N5, học tầm 6 tháng ( hết 50 bài giáo trình Minna No Nihongo ) thì bạn sẽ thi đỗ được N4. Tuy nhiên thì khi làm hồ sơ du học thì chỉ cần cấp độ sơ cấp là cũng đủ điều kiện rồi. Có 1 vấn đề nhỏ là đa số các bạn nảy sinh ý định du học thường không cố định vào khoảng thời gian nào, nhưng khi đã bắt đầu làm hồ sơ thì lại mong đi được càng nhanh càng tốt… 

Như đã phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy khi đã xác định được thời điểm đi du học, thì bạn phải học tiếng Nhật trước đó ít nhất từ 5 đến 6 tháng thì mới kịp thi bằng tiếng Nhật, phục vụ cho việc làm hồ sơ du học Nhật Bản.

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM DU HỌC


Hiện nay chúng tôi cũng đang tuyển sinh các kỳ học cho năm 2018 bạn có thể tham khảo tại đây

CHỌN TRƯỜNG NHẬT NGỮ

Chọn trường cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn hòa nhập nhanh với cuộc sống dễ dàng hơn. Hãy tiều hiểu thật kỹ về vấn đề này nếu không sẽ xảy ra trường hợp vào học rồi mới nhận thấy trường này không tốt, những cái muốn học lại không được học. Vậy nên, nếu bạn chọn nhầm trường không chỉ gây lãng phí thời gian và tiền bạc, công sức của bạn.

Lưu ý khi chọn trường: Bạn muốn học cái gì? Năng lực bản thân như thế nào? Hãy chọn trường phù hợp với năng lực của mình.

CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN

* Hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm:

– Các giấy tờ liên quan cá nhân:

+ Giấy khai sinh

+ Bằng tốt nghiệp THPT, Trung cấp, CĐ, ĐH

+ Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nhiệp Trung cấp, CĐ, ĐH (bản gốc)

+ Chứng minh thư (02 công chứng)

+ Sổ hộ khẩu

+ 15 ảnh 3×4

+ Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAST-TEST)

– Giấy tờ người bảo lãnh tài chính:

+ Đơn cam kết bảo trợ tài chính (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, …v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình)

+ Giấy chứng minh thư nhân dân của người bảo trợ tài chính (02 bản công chứng)


DỊCH THUẬT, XỬ LÝ HỒ SƠ, GỬI HỒ SƠ SANG TRƯỜNG TẠI NHẬT


Công ty chúng tôi sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ cho các bạn tốt nhất.

TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI CỦA CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT BẢN


Khi xét duyệt hồ sơ xin giấy cấp chứng nhận lưu trú của bạn, cục xuất nhập cảnh tại Nhật bản có thể gọi về cho người bảo lãnh và du học sinh để xác thực thông tin. Nếu trả lời sai hoặc không trả lời thì bạn sẽ trượt tư cách lưu trú, bạn sẽ không được đi du học và nó còn ảnh hưởng đến việc sang Nhật của bạn sau này nữa.

GIẤY PHÉP NHẬP HỌC, TƯ CÁCH LƯU TRÚ, NỘP HỌC PHÍ VÀ VISA


Khi các bạn nhận được tư cách lưu trú thì các bạn xin visa, nộp học phí và nhập học:

+ Xin visa:

Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải xin visa trước tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản. Dưới đây là thủ tục xin visa. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào. Đối với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Sau khi trường Nhật ngữ gửi giấy tư cách lưu trú bản gốc và giấy nhập học cho học sinh, các bạn sẽ dùng những giấy tờ đó để tới Đại sứ quán Nhật Bản để xin cấp visa du học. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn điền vào tờ khai để xin visa du học Nhật Bản (tất cả đều ghi bằng tiếng Anh)

+ Hồ sơ xin visa du học Nhật Bản:
- Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu
- Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại
- Giấy tư cách lưu trú (bản chính)
- Hồ sơ xác minh đương sự
- Giấy gọi nhập học (bản chính)

+ Đóng học phí: Sau khi nhận được giấy nhập học và giấy báo học phí thì bạn sẽ photo những giấy tờ những giấy tờ tùy thân mang theo hộ chiếu tới ngân hàng để chuyển khoản số tiền học phí đến trường Nhật ngữ. Tiền đóng sẽ được tính bằng yên Nhật. Các bạn có thể yên tâm điều này vì nhữn thủ tục này sẽ được chúng tôi hỗ trợ bạn tốt đa. Hoàn thành xong học phí với trường Nhật ngữ các bạn sẽ chờ đến lịch để xuất cảnh sang Nhật học tập.

VIỆC LÀM THÊM TẠI NHẬT BẢN


Trong quy trình du học Nhật Bản không có vấn đề về việc làm thêm nhưng chúng tôi biết qua Nhật việc làm thêm cho du học sinh là cần thiết. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 vào các kỳ nghỉ lễ lớn.
Thời gian học tập của bạn 1 ngày 3,5 tiếng.
Thời gian làm việc của bạn sẽ được bắt đầu từ 13h30 buổi chiều cho đến tối (hoặc đêm nếu nhiều việc) hoặc sang đến trưa.
Những công việc bạn sẽ làm như sau: Phục vụ tại quán ăn (lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền…), phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các công ty đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp….v.v….
Công việc làm thêm của các bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương mà bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 900 Yên/1 giờ – 1,200 Yên/ 1 giờ. Ví dụ mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là 900 Yên/1 giờ, ngày thường bạn làm việc 4 tiếnnhư vậy tổng lương trung bình bạn nhận được trong 1 tháng là (152 giờ * 1000 Yên) = 120,000 Yên/ 1 tháng ≈ 24,000,000 VNĐ/ 1 tháng. (theo tỷ giá 1 yên = 200 VND)



SHARE THIS

0 nhận xét: