Hiển thị các bài đăng có nhãn du-hoc-nhat-ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-hoc-nhat-ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Chia sẻ kinh nghiệm viết 志望動機 (Lý do chọn trường)

Chia sẻ kinh nghiệm viết 志望動機 (Lý do chọn trường)

志望動機 (Lý do chọn trường) là phần mình thấy “khoai” nhất khi viết đơn ứng tuyển. Bởi lẽ, ta cần phải gây ấn tượng với các giáo sư qua phần này nếu muốn cơ hội đỗ đại học cao hơn. Đặc biệt, với những bạn điểm thi EJU không được như ý muốn, đây chính là phần có khả năng đảo ngược tình thế cho các bạn. Vậy nên, 志望動機 (Lý do chọn trường) luôn là mục “hại não” nhất đối với mình. Sau khi đã “hạ gục” thử thách thành công và đỗ đại học, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm viết phần này nhé.

1. Bám sát đề bài Mục đích của phần 志望動機 là gì? Trả lời: Cho giám khảo biết vì sao bạn lại muốn học ở trường này. Vậy nên bạn phải nói được trường này có điểm gì khiến bạn không thể không chọn, khiến bạn khao khát được đỗ tới như vậy. Lời khuyên nho nhỏ: Ta không nên viết những ý như “cơ sở vật chất tốt”, “nhiều học bổng”, “học phí rẻ”, “ranking cao”… Thay vào đó, ta nên tìm những đặc điểm trong chương trình học của trường, đặc biệt là của khoa, ngành chúng ta muốn thi vào để viết trong mục “Lý do chọn trường”. Ví dụ: Bạn muốn học về “Du lịch”, bạn có thể tìm xem trong trường có khoa du lịch không? Hoặc có giáo sư nào của trường nghiên cứu về du lịch hay không?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn trường khi đi du học Nhật Bản với các tiêu chí khác nhau 2. Bố cục rõ ràng Giống như hồi ta học tập làm văn, phần “Lý do chọn trường” cũng cần được chia làm các ý rõ ràng. Bạn có thể viết mở bài (Ví dụ: Em muốn được học tại trường vì 2 lý do), thân bài (nêu 2 lý do), kết luận (Vì hai lý do trên, em muốn được trở thành sinh viên của trường). Phần mở bài có thể được lược bỏ nếu bạn không muốn lặp ý.
Chia sẻ kinh nghiệm viết 志望動機 (Lý do chọn trường)
3. Dấu ấn cá nhân: vô cùng quan trọng!!!!

Có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lá đơn được gửi tới mỗi trường. Vậy nên thật khó để giáo sư có thể nhớ hết được cả nghìn cái “Lý do chọn trường”. Chính vì thế, lá đơn của bạn phải “độc” thì mới có thể gây ấn tượng cho giáo sư được.
Kinh nghiem viet Ly do chon truong Hãy viết lá đơn đậm chất cá nhân nhé!
Vậy làm thế nào để có lá đơn “độc” bây giờ? Rất đơn giản, có 2 quy tắc bạn cần nhớ. Một là tránh viết chung chung, ví dụ như “Khoa kinh tế trường ta có các thầy giáo hàng đầu Nhật Bản, vậy nên đây sẽ là vinh dự của em khi được học tại trường”. Không nên thế, chúng ta hãy viết nội dung chỉ có mình mới có, ví dụ: “Ở Việt Nam chưa có hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống shinkansen, nên em muốn vào khoa abc ngành xyz của trường mình để học kiến thức chuyên ngành liên quan tới nội dung đó. Khoa abc ngành xyz của trường mình có các giáo sư nghiên cứu về ~~~, có quan hệ chặt chẽ với những điều em muốn học, vân vân”.
4. Nhờ thầy cô giáo người Nhật chữa Đừng để lỗi chính tả làm bài viết của chúng ta mất điểm trong mắt các giáo sư đại học nhé! Chúc các bạn thành công! >>> Xem thêm: Công ty tư vấn du học Nhật Bản tại Nha Trang Khánh Hòa


Nên đi du học Nhật Bản Hay xuất khẩu lao động

Nên đi du học Nhật Bản Hay xuất khẩu lao động

Nên đi du học hay xuất khẩu lao động là một câu hỏi rất lớn đối với hầu hết những bạn khi có định hướng tìm kiếm thu nhập, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Hiện nay mọi người cũng đang quá thừa thông tin và thường tiếp nhận những thông tin rất sai lệch từ nhiều website.

Đi du học Nhật Bản hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hướng nào tốt hơn? Theo mình, tất cả những quyết định đó đúng khi nó phù hợp với điều kiện gia đình, tài chính, học thức và mong muốn riêng của mỗi người.  Cả đều hai hướng đều có thể cho tương lai sau tốt đẹp hơn. Nhưng mỗi con đường bạn chọn đều có những khó khăn và lợi ích riêng đem lại. Bài viết dưới đây, sẽ là sự so sánh giữa đi du học Nhật Bản hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý nhất. Trước khi đọc bài viết này bạn nên phân biệt thế nào là du học sinh và tu nghiệp sinh nhé


Nên đi du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động Nhật Bản? (Ảnh minh họa)

I. Điều kiện và lợi ích từ du học Nhật Bản

1. Điều kiện du học Nhật Bản
Để có thể đi du học Nhật Bản, thì bạn phải có các điều kiện, hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu và bạn phải thực hiện theo quy trình như sau:
+ Phải tham gia khóa học tiếng Nhật tại Việt Nam và đạt chứng chỉ N5 Nattesst (Phải học khoảng 3 – 5  tháng)
+ Tốt nghiệp cấp 3 và có học lực trung bình khá trở lên
+ Tuổi từ 18 đến 30 tuổi (bao gồm cả học hệ cao học)
+ Tổng chi phí đi du học (gồm cả học tiếng và làm hồ sơ giấy tờ): Khoảng từ 7.000 USD đến 12.000 USD. Tổng chi phí từ 180 triệu đến 250 triệu VNĐ.
+ Không phải đặt cọc nhưng phải chứng minh tài chính là: Bạn phải có sổ tiết kiệm tối thiểu 500 triệu gửi trong ngân hàng ít nhất 6 tháng (nếu không có thì làm dịch vụ mất khoảng 5 triệu).
2.  Lợi ích của việc đi du học Nhật Bản
+ Sinh viên sẽ được phép đi làm thêm và có thu nhập trung bình khoảng từ 20 triệu đến 35 triệu VNĐ/ tháng.
+ Học hệ đại học mất khoảng 5 năm (gồm cả 1 năm học tiếng ở Nhật) khi tốt nghiệp thì có bằng cấp, có được kiến thức về chuyên ngành mình học, dễ có công việc tốt và có thu nhập cao sau này hơn.
+ Sau khi tốt nghiệp dễ có được cơ hội làm việc tại Nhật Bản và có thể định cư ở Nhật.

II. Điều kiện và lợi ích từ xuất khẩu lao động Nhật Bản

1. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
+ Phải khám sức khỏe tại bệnh viện được yêu cầu, không mắc các bệnh truyển nhiễm như: Viên gan A, B, C, giang mai, lậu, HIV, lao phổi…
+ Nam cao 160 trở lên, cân nặng trên 52 kg trở lên, nữ cao 148 trở lên, cân nặng 40 kg trở lên, thi lực từ 6/10 trở lên, không xăm trổ.
+ Không có tiền án tiền sự, không nằm trong diện hạn chế xuất cảnh và cấm nhập cảnh vào Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
+ Độ tuổi theo quy định: Từ 18 đến 40 tuổi ( Thực tế đa số chủ Nhật chỉ lấy tuổi từ 18 – 32, nếu có tay nghề mới lấy lên tới 38)
+ Phải chi trả những khoản phí theo quy định trong hợp đồng khoảng từ 120 triệu đến 200 triệu (Tùy thuộc vào đơn hàng, ngành nghề).
+ Sau khi đỗ đơn hàng phải tham gia học tiếng Nhật tại trung tâm của công ty đến khi xuất cảnh, mất khoảng từ 4 – 6 tháng.
2. Lợi ích đi xuất khẩu lao động
+ Khoản tiền thu được hàng tháng sau khi trừ các chi phí ăn ở người lao động còn khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu tiền là thêm thì được từ 20 – 30 triệu tùy công việc).
+ Sau khi hết hạn hợp đồng về nước thì được lấy lại tiền bảo hiểm và tiền thuế ( tiền Nenkin) đã đóng ở Nhật Bản, được khoảng từ 70 – 105 triệu VND.
+ Sau khi hết hợp đồng về nươc tích lũy được: Từ 400 – 600 triệu, có được kỹ năng làm việc của người Nhật (đây là kỹ năng mà cả thế giới đều học theo người Nhật), có thể có chứng chỉ tiếng Nhật nếu học được (lấy được chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên là rất quý).
+ Nghiệp đoàn và xí nghiệp Nhật Bản luôn khuyến khích ngoại giờ làm ra thì đi học thêm tiếng Nhật (vì đây thực chất là chương trình thực tập sinh Nhật Bản).
+ Sau khi về nước muốn xin vào làm việc trong các công ty của Nhật ở Việt Nam dễ dàng hơn (vì chủ Nhật rất thích những người đã từng làm việc ở Nhật).
Kết luận:
Về cơ bản thì đi du học ai cũng biết là sẽ tốt hơn, nhưng nếu gia đình nhà ai kinh tế không dư dả, thì khi sang Nhật vừa đi học vừa đi làm sẽ rất là vất vả, mệt nhọc (có nhiều bạn mỗi ngày chỉ được ngủ khoảng  3- 4 tiếng), nếu làm bình thường thì chỉ đủ chi phí đóng học và sinh hoạt ở Nhật. Nói chung đi du học thì ít nhất mất khoảng 3 năm đầu sẽ không để ra tiền gửi về gia đình. Nhưng đi đi theo diện du học sẽ được kiến thưc chuyên ngành, có bằng cấp, vì vậy sau này khả năng có công việc tốt hơn.
Còn về chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì: Từ tháng thứ 2 đã có tiền chuyển về cho gia đình, không quá vất vả như đi du học, điều kiện về học lực, bằng cấp, độ tuổi tất cả đề mở rộng hơn du học.
Qua các thông số trên đấy nếu bạn thấy đi theo diện nào thì phù hợp với bạn, thì bạn hãy tự đưa ra quyết định cho chính mình là tốt nhất bạn nhé.

Công Ty Tư Vấn Du Học Nhật Bản Tại Nha Trang Khánh Hòa


Ai nên đi du học? Ai nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

- Đối với những bạn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, học tiếng Nhật không phải chuyện dễ dàng khi yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5, nên cân nhắc cơ bản và tố chất bản thân xem có phù hợp không.
- Do chưa thể có ngay việc làm thêm (thường sau 1 năm mới được làm thêm hoặc nếu có xin được thì tiếng kém cũng không thể làm lâu được), tài chính gia đình phải sẵn có khi đến kỳ đóng học. Khi chọn các trường ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao (Nhật Bản - đất nước đắt đỏ bậc nhất thể giới)
- Với những ai có mục tiêu đi sang Nhật tìm thu nhập phụ giúp gia đình hay tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc, học hỏi tiếng Nhật nhưng không đủ năng lực về tài chính nên tìm đến chương trình lao động. Khả năng học kém, độ tuổi cao (23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng, tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm.
- Khi đi lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín. Từ bỏ những suy nghĩ muốn đi nhanh, phí thấp, lương cao vì tất cả đều nẳm trong khung quy trình tuyển chọn thực tập kỹ năng theo JITCO (tổ chức quản lý tu nghiệp sinh ngoài nước của Nhật Bản) quy định từ trước, mức lương cũng theo Luật lao động Nhật quy định.

Điều Kiện Để Đi Du Học Nhật Bản Dành Cho Các Bạn Tốt Nghiệp THPT


Lời khuyên
- Chọn đúng chương trình: Nhật Bản là đất nước tiên tiến, đi trước chúng ta nhiều năm và có thu nhập bình quân lớn hơn rất nhiều, được học tập hoặc làm việc tại đây là điều hết sức may mắn cho những ai đã và đang theo đuổi nó. Cả đi lao động và du học đều không khó (so với các nước như: Thụy Sỹ, Anh, Úc, Mỹ,... thì du học Nhật dễ dàng tham gia hơn rất nhiều và cánh cửa sau khi về nước không hề thua kém). Tuy nhiên, việc chọn sai chương trình khi tham gia (thông thường vẫn là muốn đi làm nhưng lại đi theo con đường du học) chắc chắn sẽ đem đến những hậu quả khó lường, mọi định hướng đều không được như mong muốn.
- Hạ thấp nguyện vọng: Nhiều sinh viên nghĩ sau khi sang du học có thể kiếm được nhiều tiền vừa trang trải ăn học, ở, sinh hoạt và vẫn còn để lại thu nhập để gừi về gia đình. Bằng phép nhân và hạch toán từng khoản rất cơ bản các bạn có thể thấy điều này hiện nay là không thể.
Với chương trình tu nghiệp sinh (nay gọi là thực tập sinh), mức thu nhập để ra có thể dao động rất lớn từ 15-50tr/tháng tùy thuộc vào mức độ hào phóng của xí nghiệp khi trả lương, thời gian làm thêm, chính sách từng vùng tại Nhật. Tuy nhiên, không nên quá trông chờ vào những mức thu nhập trên trời đó, đệ nhẹ dạ và thoải mái tâm lý khi đi Nhật lao động thì chỉ nên có nguyện vọng ở mức 20-25/tháng gửi về cho gia đình.
- Chương trình du học khá đơn giản khi làm hồ sơ giấy tờ, tuy nhiên cần sự hợp tác và khéo léo giữa công ty và gia đình khi phỏng vấn xin visa, gia đình và sinh viên nếu hiểu rõ thì khá đơn giản. Học viên nên chú ý đến những gì công ty nhắc nhở và hướng dẫn.
- Với chương trình thực tập kỹ năng, chọn đúng công ty là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí và khả năng đi của người lao động. Cần hết sức cảnh giác khi chọn công ty, và đặc biệt không nên nghe cá nhân nào đứng ra đảm bảo hoặc cam kết chắc chắn bởi bản chất chương trình không thể chắc chắn là đi được ngay vì phụ thuộc vào xí nghiệp tuyển chọn. Trực tiếp xí nghiệp Nhật sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, tất nhiên những ai có ngoại hình, bằng cấp, tay nghề, thể lực, tuổi trẻ sẽ có những lợi thế riêng khi tham gia.
Đặc biệt, ở cả hai chương trình, phí tham gia mà các công ty của người lao động còn tương đối cao do vậy mỗi người khi định hướng tham gia nên cân nhắc kỹ tài chính để tham gia, tránh gây khó khăn cho gia đình, áp lực cho bản thân.
Hướng dẫn chọn trường khi đi du học Nhật Bản với các tiêu chí khác nhau

Hướng dẫn chọn trường khi đi du học Nhật Bản với các tiêu chí khác nhau

Để giúp các bạn học sinh có được quyết định đúng đắn trong việc chọn trường khi đi du học Nhật Bản công ty du học SEN Quốc Tế sẽ phân loại các trường theo nhiều tiêu chí như: học bổng, chế độ hỗ trợ sinh viên, trường có nhiều học sinh Việt Nam nhất…

Tùy vào mục đích học tập các bạn đưa ra khi muốn sang Nhật học như: chủ yếu đi học, hay chủ yếu đi làm…mà các bạn có thể dễ dàng lựa chọn trường, dựa vào các phân tích sau:

1. Top trường hỗ trợ sinh viên tốt nhất
- Trường Nhật ngữ YIEA Yokohama International Education Academy
- Trường Kinh doanh quốc tế ISB
- Trường Nhật ngữ Toyo Language School

2. Top trường có lịch sử lâu đời
- Trường Nhật ngữ Manabi
- Trường Nhật ngữ Sendagaya
- Học viện giáo dục quốc tế Codo

3. Top trường có nhiều học bổng nhất
- Trường Nhật ngữ Waseda Edu
- Trường Nhật ngữ Unitas
- Trường Nhật ngữ Tokyo YMCA

4. Top trường hỗ trợ việc làm thêm nhiều nhất
- Trường Nhật ngữ THREE H JAPANESE LANGUAGE SCHOOL
- Trường Nhật ngữ Makuhari
- Trường quốc tế Daido

5. Top trường có cơ sở vật chất tốt nhất
- Trường ngôn ngữ thế kỷ 21 Topa
- Học viện IGL
- Trường Cao đẳng Nhật ngữ Kobe

6. Top trường có môi trường tốt
- Học viện ngôn ngữ Yu
- Học viện ngôn ngữ Okayama
- Trường chuyên môn ngoại ngữ TFLC

7. Top trường có nhiều sinh viên đỗ lên Đại học
- Trường Nhật ngữ Meros
- Trường Nhật ngữ Sendagaya
- Học viện quốc tế J

8. Top trường nhiều tu nghiệp sinh theo học
- Trường Nhật ngữ Sendai Language School
- Học viện ngôn ngữ thế giới mới New Global
- Trường Cao đẳng công nghệ cao Hokkaido

9. Top trường nhiều du học sinh Việt Nam theo học nhất
- Trường Nhật ngữ Nishinihon
- Trường Nissei ở Osaka
- Trường New Japan Academy

10. Top trường có học phí thấp nhất
Trường Nhật ngữ Osaka Minami
Trường Nhật ngữ Narita
Trường Nhật ngữ Osafune

Mọi thông tin chi tiết xin vuilòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: 0258.3838.279 - 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com/
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:




Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn tại cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn tại cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Nhật Bản càng ngày càng siết chặt visa đối với các du học sinh Việt. Do đó trả lời phỏng vấn xin visa du học khi các bạn làm hồ sơ du học là một bước cực kỳ quan trọng trong việc đỗ hay trượt kết quả Visa.. Cục nhập cảnh, đại sứ quán thường gọi kiểm tra không có lịch hẹn và không cố định vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. Bạn nên đọc bài viết này trước: Chuẩn bị trước khi trả lời phỏng vấn với cục xuất nhập cảnh bạn cần lưu ý

Dưới đây là bảng câu hỏi mà lãnh sứ quán và đại sứ quán Nhật thường gọi để check và hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Những ai muốn đi du học cần chú ý kỹ, và nhờ share rộng rãi để những ai sắp phỏng vấn thì có cơ hội chuẩn bị kỹ càng hơn. Mặc dù các câu trả lời tốt nhất là các câu trả lời đầy đủ và trung thực, việc chuẩn bị trước các câu trả lời này sẽ giúp bạn thực hiện cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và hiệu quả nhất

huong-dan-tra-loi-cau-hoi-phong-van-cua-cuc-xuat-nhap-canh-nhat-ban
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn tại cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (Ảnh minh họa)


Phỏng vấn tại đại sứ quán, lãnh sự quán Hỏi bằng tiếng Nhật, trả lời bằng tiếng Nhật

1. Họ và tên của bạn là gì?
Hỏi: 失礼(しつれい)ですが、お名前(なまえ)は?
あなたの名前(なまえ)は何(なん)ですか.
Trả lời: わたしのなまえは~~Tenです。
Tên tôi là “tên”
わたしはTen です。

2. Ngày tháng năm sinh của bạn?
Hỏi: あなたの生年月日(せいねんがっぴ)はいつですか。
:あなたの誕生日(たんじょうび)はいつですか。
:いつ生(う)まれましたか。
Trả lời: Tôi sinh vào ngày 1 tháng 1.
: 1がつついたちです。

3. Địa chỉ nhà bạn ở đâu?
Hỏi: あなたのうちはどちらですか。
: うちの住所(じゅうしょ)は何(なん)ですか。
Trả lời: わたしのうちはDang Tat どおり、ニャチャンしです
Nhà tôi ở đường đặng tất, thành phố Nha Trang.

4. Đã tốt nghiệp trường học cuối cùng khi nào?
Hỏi: いつ最後(さいご)の学校(がっこう)を卒業(そつぎょう)しましたか。
Trả lời: 2014・2015の12(11.10.9.8)がつにそつぎょうしました。
Tôi đã TN vào tháng 12(8,9,10,11) năm 2014.(2015)

5. Quá trình học vấn học toàn bộ trong vòng bao nhiêu năm?
Hỏi: 学歴(がくれき)は全部(ぜんぶ)で何年間勉強(なんねんかんべんきょう)しましたか。
Trả lời: ぜんぶで12.14.15.16ねんかんべんきょうしました。
Tôi đã học (12,14,15,16) năm.

6. Ở trường học cuối cùng thì chuyên ngành học là gì?
Hỏi: 最後(さいご)の学校(がっこう)の専門(せんもん)は何(なん)ですか。
Trả lời : TN THPT: せんもんはありません( ko có chuyên môn gì)
TN trung cap y khoa: せんもんはいがくです(けいり:ke toan)
(Tùy từng trường hợp mà sẽ trả lời khác nhau)

7. Gia đình có mấy người? gồm những ai?
Hỏi: 家族(かぞく)は何人(なんにん)ですか。誰(だれ)がいますか。
Trả lời: かぞくは4にんです。ちちとははとあにとわたしです
Gìa đình có 4 người gồm bố, mẹ, anh trai và tôi.

8. Anh/ chị trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi?
Hỏi: ことしはなんさいですか?
Anh tôi năm nay 27 tuổi,chị gái năm nay 25 tuổi.
Trả lời:あには27さいです。あねは25さいです
Đang đi học hay đi làm?
Hỏi : しごとをしていますか、がっこうにいっていますか?
Đang đi học.
Trả lời : がっこにいっています。

9. Anh/ chị/ em bạn đang làm công việc gì?
Hỏi : きょうだいはなんのしごとをしていますか?
Anh là nhân viên công ty.
Trả lời : あにはかいしゃいんです。
Em trai là học sinh.
おとうとはがくせいです
Lương bao nhiêu/ tháng?
Hỏi : まいつきのきゅうりょうは どのぐらいですか?
Lương khoảng 700 man/tháng.
Trả lời : まいつきのきゅうりょうは700まんぐらいです

10. Bạn có anh/ chị em ở Nhật Bản không?
Hỏi : にほんに かぞくがいますか?
Vâng, có ạ!
Trả lời : はい、います。
Dạ không có.
Trả lời : いいえ、いません

11. Hiện tại, đang sống cùng ai?
Hỏi : 今(いま)、誰(だれ)と住(す)んでいますか。
Hiện giờ đang sống với gia đình.
Trả lời: いま、かぞくとすんでいます。

12. Bạn đang học trường nào?
Hỏi : どこのがっこう へ かよっていますか?
Đang học tại trường Sen Quốc Tế.
Trả lời : Sen Quoc Teにほんごがっこうへかよっています。

13. Bạn đang làm nghề gì (Nếu đã tốt nghiệp)?
Hỏi : あなたのしごとはなんのしごとをしていますか?
Tôi làm kế toán ở công ty.
Trả lời : かいしゃでけいりをしています

14. Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
Hỏi : きょかしょうはなにかもっていますか?
Tôi đã có bằng năng lực tiếng nhật N5.
Trả lời : Nat-testのN5をもっています。

15. Bạn đã hoặc đang học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
Hỏi : なんのぶんやで べんきょうしていますか?
Tôi đã học lĩnh vực kế toán.
Trả lời : けいりのぶんやでべんきょうしています。

16. Bạn tốt nghiệp trung học/ đại học năm nào?
Hỏi : こうこうそつぎょうはいつですか?
Tốt nghiệp trung học cách đây 2 năm.
Trả lời : こうこうそつぎょうは2ねんまえです
Tốt nghiệp đại học học khi nào?
Hỏi : もしくは だいがくそつぎょうは いつですか?
Tốt nghiệp đại học năm ngoái.
Trả lời : だいがくそつぎょうはきょうねんです

17. Bạn học đại học từ năm nào đến năm nào?
Hỏi : かよっているだいがくは なんねんからなんねんまでですか?
Từ năm 2010 đến 2015.
Trả lời : かよっているだいがくは2010ねんから2015ねんまでです

18. Quyết định đi du học Nhật thì bố mẹ có đồng ý hay không?
Hỏi : 日本(にほん)へ留学(りゅうがく)することにしたとき、両親(りょうしん)の意見(いけん)はどうでしたか。
Dạ vâng,bố mẹ đã đồng ý.
Trả lời : 同意(どうい)しましたか。はい、どういしました。

19. Đã từng học tiếng Nhật chưa?
Hỏi : 日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)したことがありますか。
Vâng, đã học tiếng nhật rồi ạ.
Trả lời : はい、にほんごをべんきょうしたことがあります

20 .Đã học tiếng Nhật ở đâu? Học từ khi nào?
Hỏi : どこで日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しましたか。いつ勉強(べんきょう)しましたか。
Đã học tiếng nhật tại trường Sen Quốc Tế.
Trả lời : Sen quoc teにほんごがっこうでべんきょうしました。
Học từ tháng 1 năm ngoái.
Trả lời : きょうねんの11がつからべんきょうしました。

21. Có thể tự giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật hay không?
Hỏi : 日本語(にほんご)で自己紹介(じこしょうかい)することができますか。
Vâng,tên tôi là “tên”, tôi “ tuổi”.
Trả lời : はい、わたしはTenです。ことしはTuoiさいです
Gia đình tôi có 4 người, bay giờ đang sống ở Nha Trang.
Trả lời : かぞくは4にんいます。いまニャチャンにすんでいます。
Hiện tại tôi đang học tiếng nhật tại trường Sen Quốc Tế.
Trả lời : いま、Senquocteにほんごがっこうでにほんごをべんきょうしています・
。。。。。。

22. Muốn đăng ký vào trường Nhật ngữ nào?
Hỏi : どんな日本語学校(にほんごがっこう)を申(もう)し込(こ)みたいですか。
Tôi muốn đăng ký vào trường Sanritsu Tokyo.
Trả lời : とうきょうさんりつがくいんをもうしこみたいです。

23. Đã tham gia phỏng vấn chưa? 
Hỏi : 面接(めんせつ)したことがありますか。 インタビューに参加(さんか)したことがありますか。
Giáo viên nào đã phỏng vấn?
Hỏi : 面接官(めんせつかん)は誰(だれ)ですか。面接(めんせつ)した先生(せんせい)は誰(だれ)ですか。
Đã được phỏng vấn rồi,được phỏng vấn bởi giáo viên “tên giáo viên”.
Trả lời : インタビューにさんかしたことがあります。めんせつしたせんせいはTenです

24. Tại sao lại muốn đi du học Nhật bản?
Hỏi : どうして日本(にほん)へ留学(りゅうがく)に行(い)きたいですか。
Vì tôi thích văn hóa Nhật Bản.
Trả lời : にほんのぶんかがすきですから

25. Đã từng đến Nhật chưa?
Hỏi : 日本(にほん)へ行(い)ったことがありますか。
Chưa,chưa đến.
Trả lời :いいえ、いったことがないです。

26. Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
Hỏi : にほんで なんねんぐらい りゅうがくするよていですか? いつきこくしますか?
Dự định đi khoảng 4 năm,sau khi tốt nghiệp đại học tôi sẽ về nước.
Trả lời : 4ねんかんぐらいりゅうがくするよていです。だいがくをそつぎょうしたあと、きこくします

27. Bạn dự định học gì? Mục tiêu của bạn là gì?
Hỏi : なんのべんきょうがいいですか? もくひょうはどうなさいますか?
Tôi dự đinh học Quản trị kinh doanh.
Trả lời : けいえいかんりのべんきょうがいいです。
Mục tiêu là có thể tự mình thành lập công ty.
Trả lời : もくひょうはじぶんのかいしゃをつくることです

28. Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
Hỏi : りゅうがくするもくひょうは なんですか?
Mục đích của tôi là muốn trở nên giỏi tiếng nhật.
Trả lời : りゅうがくするもくひょうはにほんごがじょうずになりたいです

29. Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
Hỏi : けいひしべんしゃはどなたですか?
Bố là người trả tiền cho tôi.
Trả lời : けいひしべんしゃはちちです

30. Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại Nhật Bản?
Hỏi : どうやって にほんごがっこうのじょうほうをとりましたか?
Tôi đã nhận sự giới thiệu từ Công ty Sen Quốc Tế.
Trả lời : Senquocteかいしゃにしょうかいしてもらいました

31. Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
Hỏi : そのがっこうについてなにかのじょうほうをとりましたか?
Đó là trường ở Tokyo và là trường nổi tiếng.
Trả lời : そのがっこうはとうきょうにあって、ゆうめいです。

32. Địa chỉ của trường ở đâu?
Hỏi : がっこうのじゅうしょをしっていますか?
Shijuku, Tokyo.
Trả lời : しんじゅく、とうきょうです

33. Học phí bao nhiêu?
Hỏi : がくひはどのぐらいかしっていますか?
Học phí là 715.000 yên.
Trả lời : がくひは715.000えんです

34. Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại Nhật Bản ?
Hỏi :にほんでどうやってせいかつしようとおもっていますか?
Tôi sẽ ở ký túc xá của trường,sau đó sẽ đi làm thêm.
Trả lời : がっこうのりょうにすみます。それからアルバイトをさがします

35. Nếu bạn có người thân ở Nhật thì địa chỉ của họ ở đâu? 
Hỏi :にほんにかぞくがいるとしたら じゅうしょは どちらですか?
Họ đang làm gì?
Hỏi : なんのしごとをしていますか?
Tôi không có người thân bên nhật.
Trả lời : にほんにはかぞくがいません。

36. Bố mẹ bạn làm gì?
Hỏi : りょうしんはなんのしごとをしていますか?
Bố và mẹ tôi làm nông nghiệp.
Trả lời : ちちとはははのうぎょう nong nghiepをしています

37. Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
Hỏi : まいつき りょうしんのしゅうにゅうは どのぐらいですか?
Thu nhập gia đình khoảng 30.000.000 đồng/tháng.
Trả lời : りょうしんのしゅうにゅうは30.000.000ドンぐらいです

38. Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của bố mẹ không?
Hỏi : りょうしんの しゅうにゅうしょうめいしょはなにかありませんか?
Vâng, có ạ.
Trả lời : はい、あります

39. Bố mẹ bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho việc học của bạn/ tháng ở Nhật?
Hỏi : にほんでりゅうがくすると、まいつき どのぐらいのおかねが りょうしんからもらえますか?
Mỗi tháng tôi nhận khoảng 13.000.000đồng.
Trả lời : まいつき13.000.000ドンぐらいもらえます。

40. Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại Nhật?
Hỏi : あなたをりゅうがくさせるため、りょうしんは どのぐらい ちょきんしていますか?
Để khoảng 600.000.00 đổng ở ngân hàng cho việc học.
Trả lời : ぎんこうで600.000.000ドンぐらいちょきんしています。

41. Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
Hỏi : にほんでせんもんがっこう もしく だいがくをそつぎょうできましたら
しょうらいのけいかくはどうなさいますか?
Sau khi tốt nghiệp trường tiếng nhật tôi sẽ học lên đại học.
Trả lời : にほんごがっこうをそつぎょうしたあとだいがくにしんがくします

42. Địa chỉ trường Nhật ngữ appli vào là ở đâu? ( trả lời trường thuộc vùng nào?)
Hỏi : 申(もう)し込(こ)んだ日本語学校(にほんごがっこう)の住所(じゅうしょ)はどこですか。
Địa chỉ ở Tokyo.
Trả lời : じゅうしょはとうきょうです

43. Muốn học ở trường Nhật ngữ khoảng bao lâu?
Hỏi : どのくらい日本語学校(にほんごがっこう)で習(なら)いたいですか。
Tôi muốn học khoảng 1 năm rưỡi.
Trả lời : 1ねんかんはんぐらいならいたいです

44. Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ có dự định gì?
Hỏi : 日本語学校(にほんごがっこう)が出(で)てから、何(なに)をしたいですか。
Tôi muốn học lên đại học.
Trả lời: だいがくにしんがくしたいです

45. Nếu muốn học lên cao hơn thì chuyên ngành muốn học là gì?
Hỏi : 進学(しんがく)したら、どんな専門(せんもん)を習(なら)いたいですか。
Tôi muốn học quản trị kinh doanh.
Trả lời : けいえいかんりをならいたいです

46. Sau khi tốt nghiệp tương lai muốn làm gì?
Hỏi : 将来(しょうらい)、卒業(そつぎょう)したら、何(なに)をしたいですか。
Nếu tốt nghiệp xong tôi sẽ xin vào làm cho công ty nhật.
Trả lời : そつぎょうしたら、にほんのかいしゃにはいりたいです

47. Sẽ làm việc ở Nhật hay ở Việt Nam?
Hỏi : 日本(にほん)で働(はたら)きたいですか。ベトナムで働(はたら)きたいですか。
Tôi muốn làm việc ở Nhật.
Trả lời : にほんではたらきたいです

48. Sau khi đến Nhật thì có đi làm thêm không?
Hỏi : 来日(らいにち)した後(あと)で、アルバイトをしますですか。
Vâng,sẽ đi làm thêm.
Trả lời : はい、アルバイトをします.

49. Muốn làm công việc như thế nào? Một ngày khoảng bao nhiêu tiếng?
Hỏi : どんな仕事(しごと)をしたいですか。一日(いちにち)に何時間働(なんじかんはたら)きますか。Muốn làm ở nhà hàng,quán ăn Nhật, mỗi ngày khoảng 4 tiếng.
Trả lời : わしょくやではたらきたいです。いちにち4じかんぐらいはたらきます

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +84258.3838.279 Mobile: 0966.777.628 (Mr Ca)
Chuẩn bị trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Chuẩn bị trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khi các bạn làm hồ sơ du học là một bước cực kỳ quan trọng trong việc đỗ hay trượt kết quả tư cách lưu trú (COE). Việc cục gọi kiểm tra hồ sơ, năng lực tiếng Nhật của các bạn là một việc xác suất và không có lịch hẹn trước. Vì thế, các bạn và gia đình phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng.
Các bài viết đang được quan tâm nhất:
chuan-bi-tra-loi-phong-van-cuc-xuat-nhap-canh-nhat-ban
Chuẩn bị trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (Ảnh minh họa)
Một số chuẩn bị trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản mà bạn cần lưu ý.

1.Thời gian check

Thời gian gọi trong giờ hành chính từ: 8h-18h (giờ bên Nhật) ngày làm việc từ thứ 2- thứ 6 (trừ ngày nghỉ thứ 7, Chủ Nhật và lịch đỏ của Nhật).
– Chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Nhật là 2 tiếng (tức 6h – 16h Việt Nam).
– Cục check đầu tiên sẽ là CHIBA và TOKYO sau đó sẽ đến các Cục Xuất Nhập Cảnh khác.

2. Chuẩn bị điện thoại:

– Chuẩn bị một chiếc điện thoại thật tốt để đảm bảo: Loa nghe to, míc nói tốt, không bị sập nguồn khi nhận cuộc gọi, thời gian đàm thoại liên tục từ 10-20 phút mà máy không bị hết pin, điện thoại luôn ở trạng thái đầy pin,…
– Khi sạc điện thoại thì các bạn cần phải ở vị trí gần máy và để máy ở chế độ chuông to đảm bảo làm sao cho các bạn có thể biết khi có cuộc gọi đến. Không di chuyển đến vùng sóng điện thoại yếu.

3. Thái độ chung khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại:

– Luôn vui vẻ, ngôn từ lễ phép, dùng thể lịch sự để trả lời, khi không nghe rõ thì hãy nói làm ơn nhắc lại câu hỏi,…
– Tuyệt đối không cáu gắt, tỏ thái độ khó chịu, thiếu hợp tác với người phỏng vấn, không dùng thể ngắn khi trả lời phỏng vấn,…

4. Sẵn sàng:

– Khi nhận cuộc gọi từ đầu số 0081; +81; Không hiển thị số điện thoại. Các bạn cần phải nhanh chóng di chuyển ra chỗ vắng người và thật yên tĩnh. Trong lúc di chuyển các bạn nói với phía đầu dây bên kia để phía bên Nhật giữ máy để không ảnh hưởng tới việc phỏng vấn của các bạn:“Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ,…) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
“すみません、いまべんきょうしていますから、うるさいです。それから、ききにくいです。いま、しずかなところに いきますから、ちょっと まって ください。ありがとうございます。”
– Thời gian cục gọi kiểm tra trong giờ hành chính của Nhật từ: 9h -18h ngày làm việc từ thứ 2- thứ 6 (trừ ngày nghỉ thứ 7, Chủ Nhật và lịch đỏ của Nhật)

5. Yêu cầu khi trả lời phỏng vấn:

– Phải thật bình tĩnh.
– Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát.
– Không luống cuống và trả lời qua loa để cho qua câu hỏi (Chỉ cần người ta kiểm tra 3 câu mà các bạn chỉ trả lời được 1 câu, họ sẽ cúp máy và đồng nghĩa với việc bạn trượt về năng lực tiếng Nhật). Vì thế phải liên tục học tiếng Nhật, chịu khó luyện nghe thật nhiều (Hãy dành thời gian tối thiểu 9 tiếng/ ngày để học nhé)
– Tuyệt đối không được có tiếng ồn ào bên cạnh khi trả lời phỏng vấn.
– Trả lời chính xác và khớp với những thông tin đã khai trong hồ sơ du học nộp sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hãy nhắc bố mẹ của các bạn (người bảo lãnh tài chính) cần phải trả lời chính xác những thông tin đã khai trong hồ sơ du học.

6. Một số lỗi khi trả lời phỏng vấn các bạn và gia đình lưu ý tránh:

– Đến phần tiếng Nhật thì không trả lời và chọn giải pháp im lặng vì không nghe được và không nói được.
– Quên tuổi của bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình
– Rơi vào trạng thái mệt mỏi nên khi nghe cục gọi và không trả lời được
– Do đang trong cuộc nhậu và ở trạng thái say rượu.
– Bố bận uống rượu và hẹn cục khi khác gọi lại
– Trả lời nội dung hồ sơ không khớp với những gì đã khai.
– Tên giám đốc công ty bạn đã từng làm việc là gì? Tên phó giám đốc, địa chỉ công ty, thời gian làm việc tại công ty,Công ty bạn hay kinh doanh mặt hàng gì…
– Trang trại nhà bạn nuôi mấy con lợn, được bao nhiêu Kg thì bán? …
– Hỏi tiếng Nhật 3 câu thì trả lời được 2 câu.
– Lý do du học viết tay hay đánh máy.

7. Một số lời khuyên:

– Học tiếng Nhật liên tục trong thời gian tối thiểu 6 tháng và các ngày trong tuần trước khi sang Nhật. Hãy dành thời gian ít nhất 9 tiếng/ 1 ngày để học.

– Thường xuyên đàm thoại và nghe tiếng Nhật, chịu khó giao tiếp với người Nhật.

– Luyện tập trả lời phỏng vấn cùng với giáo viên người Nhật, giáo viên người Việt và bạn bè.

– Rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Hãy dành tối thiểu 1 tiếng để tập thể dục, nâng cao năng lực thể chất.

– Ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách khoa học để có một sức khỏe tốt đảm bảo cho việc học tập của mình.

– Trong thời gian này thì các bạn tuyệt đối không bia rượu, kể cả người bảo lãnh của các bạn cũng vậy. Phải học thuộc nội dung hồ sơ của mình như nghề nghiệp, tên giám đốc công ty khai chứng minh thu nhập, chứng minh công việc, tên phó giám đốc, trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng,.v.v…

– Trả lời chính xác và khớp với những thông tin đã khai trong hồ sơ du học nộp sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hãy nhắc bố mẹ của các bạn (người bảo lãnh tài chính) cần phải trả lời chính xác những thông tin đã khai khi trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản.

8- Một số câu hỏi và câu trả lời các bạn có thể tham khảo: 

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +84258.3838.279 Mobile: 0966.777.628 (Mr Ca)

Có nên du học nhật bản vừa học vừa làm?

Có nên du học nhật bản vừa học vừa làm?

Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – một hình thức học tập ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thực hư về hình thức du học này ra sao, có nên du học nhật bản vừa học vừa làm không? Bài viết này sẽ phân tích từng khía cạnh nên và không nên để giúp bạn đưa ra quyết đinh đúng đắn nhất nhé. 

Tuyển Sinh Du Học Nhật Bản Tại Nha Trang Khánh Hòa



1. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Cơ hội có thật

Chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm là một hình thức đi để học tập. Chi phí bỏ ra cho du học tại Nhật khoảng từ 119 triệu đồng cho đến 250 triệu tùy theo trường học và khu vực (đã bao gồm vé máy bay và tất cả các chi phí khác). Điều kiện tham gia là các bạn từ 18 đến 30 tuổi, trình độ tiếng Nhật tối thiểu N5 (chỉ cần học hai tháng); tốt nghiệp cấp 3 trở lên; không quan trọng về sức khỏe. Học sinh có thể lựa chọn khóa học phù hợp với tiêu chí và năng lực của mình từ một đến hai năm (học ngôn ngữ, học nghề, học đại học…). Song song với việc học, học viên được trường đảm bảo giới thiệu việc làm, được phép làm 28 giờ trong tuần với mức lương tốt thiểu 800 – 1.200 Yên một giờ (gần 22 triệu đồng một tháng).

Ngoài ra, trường bảo lãnh công việc, những kỳ nghĩ lễ, Tết, học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu đi làm thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể (gần 40 triệu đồng). Việc đi làm không bị ép buộc, đủ để chi trả tiền ăn, ở và cả tiền học phí, thậm chí bạn cũng có thể để dành. Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn. Thời hạn visa của học viên được trường đảm bảo và có thể gia hạn ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Nhật không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Nhật và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và được ở Nhật định cư, không bị bắt buộc trở về nước. So với việc sang Nhật theo hình thức Tu nghiệp sinh (Xuất khẩu lao động), thì đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm rõ ràng là có lợi hơn rất nhiều.

CẨM NANG DU HỌC NHẬT BẢN

2. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Liệu có như lời quảng cáo?

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một sự thực là có rất nhiều trung tâm đã vẽ ra những viễn cảnh “màu hồng” như sang Nhật các bạn có thể làm việc với lương 60 triệu/tháng (một con số phải nói là quá hấp dẫn) để dẫn dụ các bạn sang Nhật với mục đích “làm giàu, đổi đời”. Thực tế thì, những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu học” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”

Có nên du học nhật bản vừa học vừa làm? (Ảnh minh họa)
Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm Thêm vào đó, dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Với mức lương như vậy, chỉ có du học sinh nào chi tiêu thật khéo và chăm chỉ làm thêm mới có thể trang trải cuộc sống – chưa nói đến việc gửi tiền về nhà. Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.

3. Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Cần hiểu đúng bản chất

Trước hết phải hiểu rằng đi du học nói chung và đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm nói riêng,  về bản chất là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy các bạn nên xác định trước điều kiện của bản thân cũng như mục tiêu thực sự trước khi quyết định dấn thân.

Lúc đầu bạn sẽ rất khó khăn vì phải chăm chỉ học tiếng rồi còn đi lam nữa nhưng đến năm thứ 2 thì mọi thứ nhẹ nhàng hơn vì đã quen với mội trường sống. Môi trường giáo dục tốt ở một quốc gia thuộc top đầu về kinh tế, công nghệ, giáo dục, lỗi sống và nhận cách con người

Đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm không phải là không có lợi ích. Đó là một trải nghiệm thú vị, mang tới sự trưởng thành và chắc chắn cả cơ hội đổi đời thật sự dành cho những bạn có ý chí phấn đấu và quyết tâm cao. Trong thực tế không hề ít những trường hợp đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm đã tìm được một công việc ổn định với mức lương tốt, đủ chi tiêu và không phụ thuộc vào gia đình

Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền?

Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền?

Nhiều gia đình muốn cho con cái đi du học Nhật Bản nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề chi phí. Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền? Bao gồm những khoản nào ? Trong quá trình làm hồ sơ có phát sinh thêm chi phí không?...

Bài viết dưới đây hi vọng sẽ giúp quý phụ huynh và con em mình có cái nhìn thực tế hơn về chi phí du học Nhật Bản và sẽ có thể đưa ra những giải pháp tài chính thích hợp để đưa con em đi du học Nhật Bản
Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
Chi phí du học Nhật Bản thực tế sẽ chia làm 2 phần: Chi phí học phí, KTX tại Nhật Bản và Chi phí thủ tục hồ sơ, vé máy bay, visa… tại Việt Nam.

A. Chi phí thủ tục hồ sơ tại Việt Nam:

BẢNG KÊ CHI PHÍ LÀM HỒ SƠ DU HỌC
NỘI DUNG CHI PHÍ
 SỐ TIỀN
GHI CHÚ
Phí dịch vụ: dịch thuật hồ sơ, liên hệ trường, gửi hồ sơ, visa (chua bao gồm vé máy bay. chứng minh tài chính)
30.000.000 VNĐ
Đóng 2 lần
Lần 1: 10.000.000 VNĐ
Lần 2: 20.000.000 VNĐ
Học phí học tiếng Nhật hàng tháng đối với lớp học cả ngày (Học 8 tháng)
8.000.000 VNĐ

Giáo trình học tập + Tài liệu ôn thi (N5 + N4)
700.000 VNĐ
Phí thi năng lực tiếng Nhật (N5, N4) mỗi đợt
730.000 VNĐ
Tùy vào mỗi năm
Chứng minh tài chính tại ngân hàng
Từ 7.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ
Tùy thuộc vào ngân hàng và thời hạn gửi
Vé máy bay sang Nhật
Từ 10.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ
Tùy thuộc vào hãng hàng không và thời điểm mua vé
TỔNG CHI PHÍ TRUNG BÌNH
61.500.000 VNĐ
*** Các khoản phí trên chưa bao gồm chi phí ăn, ở, đi lại trong quá trình học tập và đi thi.

B. Học phí và các chi phí tại Nhật Bản:

STT
 NỘI DUNG CHI PHÍ
SỐ TIỀN (VNĐ)
1
Học phí tại trường Nhật Ngữ
Từ 150.000.000 VNĐ đến 190.000.000 VNĐ
2
Tiền ký túc xá mỗi tháng (ở KTX của trường)
Từ 3.600.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ
3
Tiền ký túc xá mỗi tháng (ở KTX bên ngoài)
Từ 4.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ
4
Sinh hoạt phí (đi lại, ăn uống, điện thoại...)
Từ 6.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ
Tổng chi phí trung bình trong năn đầu tiên
326.800.000 VNĐ
*** Tùy vào mỗi trường sẽ đưa ra các mức phí phải đóng và tỷ giá Yên tại mỗi thời điểm khác nhau.
Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền?
Ngoài ra Công ty SEN quốc tế còn có các suất học bổng dành cho các bạn học sinh giỏi có ý chí phấn đấu vươn lên nhằm giúp Bạn giảm bớt Chi Phí du học Nhật Bản. Công Ty Cổ Phần Sen Quốc Tế còn kết hợp với Ngân Hàng Liên Việt Post Bank để tạo ra gói vay du học “Chắp cánh ước mơ – Du Học Nhật Bản”. Với gói vay du học này các bạn có thể vay lên đến 250.000.000VND với thời gian ân hạn là 2 năm. Các bạn được trả góp cả lãi và gốc chỉ từ 4.200.000VNĐ/Tháng trong vòng 5 năm. Để tìm hiểu rõ hơn về gói vay “Chắp cánh ước mơ – Du Học Nhật Bản” hay những thông tin về du học Nhật Bản Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0966.777.628 (Mr Ca) để được biết chính xác về các chính sách hỗ trợ này.

CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH DU HỌC NHẬT BẢN

CHI PHÍ TẠI VIỆT NAM
CHI PHÍ TẠI TRƯỜNG NHẬT
VAY NGÂN HÀNG
SỐ TIỀN PHẢI TRẢ NGÂN HÀNG HÀNG THÁNG (chỉ từ)
61.500.000 VNĐ
200.000.000 VNĐ
250.000.000 VNĐ
4.200.000 VNĐ
*** Chi phí tại trường Nhật = Học phí + Tiền KTX 6 tháng + Tiền sinh hoạt 2 tháng
Vậy là chỉ cần có 11.500.000 VNĐ là bạn có thể đi du học Nhật Bản! Bạn có tin được không?

Cân đối sinh hoạt phí hàng tháng tại Nhật

Thu nhập từ làm thêm
Trung bình học phí hàng tháng
Sinh hoạt phí
Ký túc xá, nhà ở
Trả nợ ngân hàng
Tích lũy
Từ 24.000.000 VNĐ đến 30.720.000 VNĐ
Từ 10.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ
Từ 6.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ
Từ 4.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ
Từ 4.200.000 VNĐ đến 6.174.000 VNĐ
Từ -200.000 VNĐ đến 6.520.000 VNĐ
Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền?

Nhìn chung đa số các du học sinh khi du học ở Nhật Bản đều tìm cho mình việc làm thêm để giảm bớt Chi Phí du học Nhật Bản. Ở Nhật, việc làm thêm cho các du học sinh là khá nhiều ví dụ như: bưng bê. bồi bàn, rửa bát trong các quán ăn, nhà hàng… Hay bán hàng thuê cho các tiệm tạp hóa… Số tiền mà các bạn kiếm được từ việc làm thêm đủ trang trải chi phí sinh hoạt, ăn ở và cả tiền học phí ở Nhật sau này. Thậm chí có rất nhiều bạn chịu khó, cần cù còn tiết kiệm được một khoản tiền gửi về cho gia đình.

Đọc đến đây chắc bạn cũng biết Đi du học nhật bản tốn bao nhiêu tiền rồi phải không. Nếu cần tìm hiểu các gói hỗ trợ Chi Phí du học Nhật Bản bạn hãy gọi đến số Hotline hỗ trợ: 0966.777.628 (Mr Ca).